Khi sử dụng vòi nước rửa chén trong thời gian dài, có thể xảy ra hiện tượng mòn và rỉ sét ở các bộ phận bên trong, gây ra tình trạng rò rỉ nước. Để khắc phục, việc thay thế ruột mới là cần thiết để vòi hoạt động hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để thay ruột vòi nước rửa chén tại nhà một cách đúng đắn? Chúng ta hãy cùng SaigonDepot tìm hiểu trong bài viết này.
1. Khi nào cần thay vòi ruột vòi?
Khi thấy vòi rửa chén ở nhà thường xuyên rỉ nước mặc dù đã được đóng chặt và gạt nước, đó là dấu hiệu ruột vòi rửa đã mòn và cần phải được sửa chữa hoặc thay thế. Mòn ruột vòi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do:
- Các bộ phận của ruột vòi chịu sự mài mòn do sử dụng lâu dài, dẫn đến hiện tượng hỏng hóc.
- Ruột vòi bị va đập mạnh, gây nứt vỡ.
- Bánh răng bên trong ruột vòi không thể siết chặt đúng cách.
- Lắp đặt vòi không đúng kỹ thuật, gây ra rò rỉ.
- Cát, bụi bẩn kẹt trong ruột van làm hỏng bộ phận khoá nước.
2. Xác định đúng loại ruột vòi rửa chén cần thay thế
Vòi rửa chén có chức năng nước nóng lạnh và vòi chỉ có nước lạnh sử dụng các loại ruột vòi khác nhau, mỗi loại có kích thước riêng. Vì vậy, việc xác định đúng loại ruột vòi cần thay mới là quan trọng để mua sản phẩm phù hợp, tránh tình trạng không vừa hoặc dư thừa không lắp được.
Trên thị trường, có các loại ruột vòi phổ biến như sau:
- Ruột vòi dành cho vòi rửa chén có 2 nguồn nước nóng và lạnh thường được làm từ nhựa, phủ một lớp màu xanh biển ở bên ngoài, có đường kính dao động từ 3.5cm đến 4.0cm. Dưới ruột có 2 nút nhỏ để cố định và 3 lỗ (cho nước nóng, nước lạnh và nước nóng lạnh kết hợp).
- Ruột vòi dành cho vòi rửa chén chỉ có nước lạnh thường được làm từ đồng, có lõi ngắt nước bằng lõi 2 mặt đá. Ruột vòi nước lạnh thường được phân chia thành ba loại chính: chân thấp, chân cao và chân cao với 2 ren.
Thường trên ruột vòi sẽ ghi mã sản phẩm, từ đó bạn có thể dựa vào thông tin đó để tìm mua ruột mới hoặc mang ruột cũ đến các cửa hàng đáng tin cậy để mua sản phẩm mới một cách chính xác.